Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010

Sửa nhanh 10 lỗi Wifi - Wireless phổ biến hiện nay

Sửa nhanh 10 lỗi Wifi - Wireless phổ biến (phần 1)
Khi kết nối Wifi bạn thường gặp 10 lỗi kết nối wireless phổ biến như sau:
1./Tôi không thể kết nối đến Wifi - Wireless Router.  Làm sao xử lý tình huống này?
Đây là một vấn đề khá phổ biến do giới hạn về mặt kỹ thuật (khoảng cách xa, tín hiệu wifi bị nhiễu.v.v) của Wifi.  Nhưng cũng có nhiều trường hợp chúng ta có thể xử lý được như sau:  Đầu tiên, bạn phải chắc chắn là router hay access point của bạn đã được cấu hình DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol).  Nếu đã cấu hình rồi mà vẫn không hoạt động, bạn có thể tắt và bật lại tính năng DHCP này để kích hoạt lại thử 01 lần nữa.  Nếu vẫn không kết nối được, hãy tắt (disable) tính năng wireless security thử xem sao.  Nếu bạn thấy có kết nối wifi thì vấn đề là có khả năng do chức năng mã hoá key WEP (Wired Equivalent Privacy) đôi lúc bị lỗi làm router hay access point không cấp được địa chỉ IP cho máy tính của bạn.  Nếu việc kết nối đến wifi broadband router vẫn không được sau khi đã làm các thao tác trên thì bạn có thể thử tiếp việc tắt hết các thiết bị gây nhiễu gần đó như điện thoại không dây (cordless), máy giám sát em bé (baby monitor), hệ thống cảnh báo (alarm system) và lò vi sóng (microware oven).  Hãy tắt hết các thiết bị nghi ngờ, rồi sau đó thử lại kết nối wifi xem có được không?  Nếu vẫn chưa được thì hãy khởi động lại wifi access point hay wireless router và các máy tính muốn kết nối đến wifi.
2./Các bước nào cần phải làm để bảo mật mạng wifi – wireless
Các wifi broadband router hiện nay thường cho phép thiết lập ít nhất là 2 chế độ bảo mật (encryption) là WEP (Wired Equivalent Privacy) và WPA (Wifi Protected Access).  Cả hai phương pháp trên đều rất dễ dàng cài đặt (active) và bạn có thể lựa chọn chế độ mã hoá cao nhất hiện hiện nay là WPA.  Để active cài đặt bảo mật (security) cho router, bạn vào giao diện quản trị admin bằng trình duyệt web browser (mặc định đa số các thiết bị router đều có IP là http://192.168.0.1 hoặc  http://192.168.1.1 hoặc như thiết bị EDIMAX wifi router là http://192.168.2.1 .v.v) và quan sát vùng giao diện bảo mật wifi ( wireless security area).  Với WPA security đòi hỏi bạn phải nhập vào một dãy chữ số đơn giản bao gồm 63 ký tự hoặc với một bộ định tuyến wifi đòi bạn phải bảo mật nhiều hơn cho wifi bằng dãy số mã hoá 64 ký tự.  Dĩ nhiên bạn phải nhớ nhiều hơn các ký tự này khi thiết lập chế độ mã hoá này.  Thông thường mã hoá WEP yêu cầu bạn chọn chế độ từ 64 đến 128 bit encryption và nhập vào một dãy số hexa, có một vài wireless router cho phép bạn nhập vào các ký tự mã hoá dạng ACSII (dạng ký tự alphabel thông thường).  Ngoài ra, khi đã bật chế độ mã hoá security cho wifi, bạn phải tắt (disable) chế độ quảng bá SSID ( broadcasting the service set Identifier) hay còn gọi là tên truy cập của wifi (networking name) để hạn chế việc dò SSID của mạng wireless.  Hãy thực hiện các thao tác trên như mình đã khuyến cáo các bạn để gây khó khăn hơn cho hacker tìm thấy mạng wifi của bạn.  Bên cạnh đó bạn cũng nên bật chế độ tường lửa (firewall) của wifi router (mình sẽ bàn chi tiết ở phần sau) và thay đổi ngay chế độ đặt password mặc định (default password) của thiết bị wifi broadband router nhằm ngăn các hacker có thể đoán biết được dựa vào các tài liệu kỹ thuật được các hãng sản xuất phổ biến ví dụ như thiết bị của hãng EDIMAX có username:  admin password là 1234.  Bạn có thể tìm thấy thông tin này trên mạng rất dễ dàng.  Ngoài ra còn 1 thao tác cuối cùng để sử dụng wifi an toàn là đừng bật tính năng file sharing trên máy có kết nối wireless trừ khi bạn thật sự phải dùng đến.  Việc này giúp bảo vệ máy tính laptop của bạn khỏi những người dùng cùng hệ thống muốn xem trộm file dữ liệu của máy tính của bạn.
3./Làm thế nào để mở cổng (port) trên wifi router?
Các ứng dụng phổ biến hiện nay như server web cá nhân (personal web server), IP webcam, ip camera, home FTP server và game online đòi hỏi bạn phải mở port cho router để các yêu cầu kết nối từ bên ngoài được gởi đển máy tính bên trong mạng nội bộ.  Quá trình này thường gọi theo tài liệu kỹ thuật mạng máy tính là “port forwarding” hay có tên thuật ngữ khác là “straightforward”.  Đầu tiên bạn phải tìm cho ra những port cần phải mở này tương ứng với chương trình hay service đang sử dụng (bạn nên đọc tài liệu hướng dẫn để biết số của port).  Sau đó bạn mở công cụ cấu hình router (thường là giao diện quản trị admin trên web browser), tìm đến mục tab labeled port forwarding.  Nhập vào tên dịch vụ hay phần mềm đang muốn dùng, kế tiếp là nhập vào số port tương ứng từ “start port” đến “end port”.  Nếu bạn chỉ mở một port duy nhất thì nhập vào cùng 2 số giống nhau ví dụ port web server là 80 trên cả 2 port start và end port.  Nhớ đừng quên chọn TCP dạng protocol và click vào nút ok để lưu lại.  Cách dễ nhất để thực hiện là đọc tài liệu hướng dẫn trên website của nhà sản xuất thiết bị để cấu hình tương ứng với từng nhãn hiệu một.  Với thiết bị của hãng EDIMAX bạn có thể tham khảo tại website www.edimax.com là 1 ví dụ.
4./Làm thế nào để mở rộng vùng phủ sóng của wireless?
Cải thiện chất lượng phủ sóng wifi hay wireless gọi vui là nghành “khoa học may mắn”, thử và dò kết quả và lại thử.  Không có giải pháp nào có thể phù hợp với tất cả mọi người, tuy nhiên cũng có vài hướng dẫn phổ biến dành cho bạn đây liên quan đến vấn đề này.  Đầu tiên hãy để cho anten của wifi router nằm ở vị trí cao tí hay để thiết bị ở chỗ thông thoáng ít vật cản để gia tăng độ phủ sóng ra xung quanh.  Hãy nhớ là wifi sẽ bị hạn chế bởi các vật cản xung như:  thùng nước, kim loại, tường, bê tông.v.v.  Vì vậy hãy tránh xa hay bố trí wireless router hay anten của thiết bị tránh xa hay bên trên các thiết bị này càng xa càng tốt.
Nếu việc bố trị một vị trí tốt cho anten vẫn không giải quyết được vấn đề thì bạn phải cần thêm một thiết bị mở rộng vùng phủ sóng thường gọi là repeater hoặc sử dụng các wifi router mở rộng có tính năng WDS (Wireless Distribution System) để gia tăng khả năng mở rộng mạng WLAN (Wireless LAN).  Bạn có thể tham khảo thiết bị EDIMAX BR-6226n chẳng hạn.  Việc kết nối các thiết bị này lại bạn có thể mở rộng khoảng không gian phát sóng cực rộng cho mạng wifi tuỳ theo nhu cầu của mạng.  Ngoài việc sử dụng tính năng WDS thì vẫn còn một cách khác nữa nếu bạn muốn là thay thế anten của wireless access point hiện tại bằng 1 anten khác có mức phát sóng cao để tăng mức độ phủ sóng.  Việc gia tăng thực tế như thế nào thì tuỳ vào loại anten bạn chọn.  Bạn lưu ý con số dBI trên tài liệu kỹ thuật khi lựa chọn nhé.  Đa số loại anten chuẩn của wifi router hiện tại chỉ có vài dBI mà thôi (2 hoặc 3)
  
Còn tiếp….. Xin đón xem bài sau hoặc vào www.planet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét