Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010

Kết nối mạng bằng Load Balancing Router

Trong lĩnh vực mạng máy tính thì load balancing (Cân bằng tải) là thuật ngữ kỹ thuật nói về công nghệ phân phối, chia sẻ tải (sử dụng) cho một hay nhiều đường truyền khác nhau, chia sẽ tài cho nhiều hơn 2 máy tính, server.v.v. để tối ưu việc sử dụng tài nguyên mạng, CPU, ổ cứng, máy tính.v.v cũng như để tránh quá tải mạng hay server khi bị sử dụng quá nhiều.  Do bài viết có hạn nên chỉ tập trung về nội dung networking load balancing.  Việc sử dụng công nghệ load balance cũng đem đến khả năng dự phòng cao cho mạng Internet giúp hệ thống mạng máy tính chạy ổn định, không phải phụ thuộc vào 1 nhà cung cấp mạng ví dụ như VNN (ở Việt Nam).  Nếu trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ ISP VNN bị sự cố mạng thì hệ thống mạng có thể chuyển sang chạy chế độ dự phòng với nhà cung cấp dịch vụ còn lại ví dụ như FPT, NETNAM, SPT.v..v
Do đó đối với một văn phòng công ty, ít nhất cũng nên đăng ký tối thiểu 2 đường truyền của 2 nhà cung cấp ISP khác nhau có thể là dịch vụ ADSL của VNN và FPT để đề phòng sự cố bất chợt từ nhà mạng làm gián đoạn việc giao dịch mua bán của doanh nghiệp.
 
Với thiết bị load balancing thì có rất nhiều tính năng khác nhau.  Tuy nhiên để giúp  cho các bạn dễ hiểu thì bài viết này chỉ đề cấp đến 2 tính năng cơ bản tạo nên sự khác biệt về chất lượng cũng như giá thành của thiết bị cân bằng tải mạng máy tính (load balance) đó là Load balancing INBOUND và Load balancing OUTBOUND.
Bạn có thể hiểu rõ về tính năng mà Thiết Bị Cân Bằng Tải hoạt động qua hình sau:



Ghi chú:  các số 12345678 đại diện cho các gói tin dữ liệu truyền gởi/nhận vào ra mạng máy tính thông qua 4 đường truyền ADSL thông qua các modem ADSL.  Còn EDIMAX là thiết bị Load Balancing nằm chính giữa kết nối 4 modem/router ADSL lại để chia sẻ tải mạng Internet.
 
Vậy Outbound là gì?  Trong hình Outbound Load Balance các bạn sẽ thấy:  Khi user dùng máy tính PC trong mạng nội bộ gởi ra ngoài Internet (ví dụ truy cập Web www.pnet.vn chẳng hạn) thì dữ liệu sẽ được chia đều ra thành các gói nhỏ thành từng cặp để gởi ra, không tập trung vào 1 đường truyền mạng duy nhất.  Việc này giúp dữ liệu gởi ra nhanh hơn, không bị tình trạng nghẽn mạng, khi một đường truyền bị rớt (sự cố) thì các gói tin sẽ được truyền qua các đường ADSL còn lại để đi ra ngoài Internet.
 
Còn Inbound thì sao?  Trong hình Inbound Load Balancing các bạn chú ý đến user PC nằm ngoài môi trường mạng Internet muốn truy cập ngược vào server trong công ty (ví dụ có thể là Server kế toán chẳng hạn).  Thì tương tự Outbound Load balancing thì các gói dữ liệu từ 1 đến 8 cũng sẽ được chia nhỏ và truyền ngược lại vào Server kế toán.
 
Thế thì giữa Outbound Inbound có khác biệt gì là gì ?  Nói nôm na cho dễ hiểu, tính năng Outbound có tác dụng đối với các user PC trong mạng nội bộ khi truy cập ra ngoài mà thôi.  Do đó khi thiết bị Load Balance chỉ có tính năng Outbound thì khi user PC kết nối vào mạng thông qua modem ADSL đầu tiên vào server kế toán, nếu trong trường hợp đường truyền ADSL hay modem/router ADSL bị hư thì coi như kết nối mạng của user PC bên ngoài vào server bị ngắt.  Và đó cũng chính là điểm khác biệt của Outbound và Inbound.  Hiện nay đa số thiết bị Load balance có mặt trên thị trường chỉ có duy nhất tính năng Outbound LB.  Với những thiết bị LB vừa có Outbound và Inbound thì giá thành đắt hơn rất nhiều.  Do đó nếu công ty của bạn chỉ cần đảm bảo kết nối Internet cho user duyệt web, mail, chat mà thôi, thì chỉ cần lựa chọn thiết bị có Outbound là được rồi để tiết kiệm chi phí.  Với những công ty có nhiều user truy cập từ xa vào server công ty thì lựa chọn đáng được suy nghĩ là Outbound có luôn tính năng Inbound trong thiết bị Load Balancing.
 
Với hình Ultra Smart Sharing mô tả chế độ chạy ưu tiên phân luồng dữ liệu cho Game Online thì chạy qua modem/router ADSL đầu tiên.  Đây cũng là một phần tính năng của thiết bị LB.
 
Còn với hình Bandwidth Manager muốn đề cập đến tính năng quản lý việc cấp phát băng thông trong mạng nội bộ cho user PC, ví dụ như Giám Đốc thì được ưu tiên nhiều băng thông để truy cập cho nhanh hơn những người còn lại.
Đến đây, hy vọng là các bạn cũng đã nắm sơ lược về LB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét